- Khi vào làng, bản, nhà dân nếu ở cổng thấy có cắm lá cây xanh hoặc cọc dấu thì không nên vào vì dân làng hoặc chủ nhà đang kiêng có người lạ đến.

- Khi vào nhà, không được đi thẳng một mạch từ đầu nhà vào bếp trong (bếp ngoài dùng cho khách).

- Không ngồi vào cửa hóng (cửa sổ gian tiếp khách).

- Không ngồi ngay vào đệm ngồi khi chủ nhà chưa mời.

- Khi ngồi cạnh bếp lửa, không được dùng chân đẩy củi vào bếp; không được đút ngược ngọn tre, luồng, củi vào bếp (quan niệm đẻ ngược).

- Khi nằm ngủ không được nằm dọc theo đòn nóc nhà (quan niệm chỉ có người chết mới nằm như vậy).

- Không nên mắc màn trắng.

- Không được ngủ dưới bàn thờ.

- Không nên xoa đầu trẻ em đồng bào Mông (vì sợ mất vía).

- Khi ăn cơm, nếu chủ nhà không mời thì không được ngồi ngang hàng với người già nhất trong mâm, đồng thời tôn trọng vị trí sắp đặt của chủ nhà.

- Không nên gắp đầu gà, chân gà, gan gà (những thứ này thường để chung một đĩa để chứng giám lòng thành của chủ nhà).

- Tôn trọng giá trị di tích lịch sử, không nên có những hành động khiếm nhã như chụp ảnh với những tư thế phản cảm hay phát ngôn không đúng.

- Không vào những khu rừng cấm, kiêng kị.

- Không làm mất vệ sinh nơi có nguồn nước sinh hoạt.

- Không chặt phá cây đã được đánh dấu.

- Không được lấy măng, mộc nhĩ, tổ ong khi đã có người khác đánh dấu.

- Du khách khi gặp những người phục vụ đòi hỏi "bồi dưỡng" thì cần có thái độ nghiêm túc và dứt khoát. Tránh để những người phục vụ tạo thói quen xấu.


Thủ tục theo Nghị định của Chính phủ về quy chế của khẩu biên giới, đất liền. Trong đó, quy định về xuất, nhập cảnh cho người, phương tiện yêu cầu:

- Công dân Việt Nam mang hộ chiếu hoặc giấy thông hành hợp lệ được xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam

- Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam phải có hộ chiếu hợp lệ hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (gọi chung là hộ chiếu) và phải có thị thực do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp được miễn thị thực.

- Phương tiện Việt Nam và nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới phải có các loại giấy tờ sau: giấy đăng ký phương tiện; giấy phép liên vận; giấy phép vận chuyển hành khách, hàng hóa (nếu có); giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Thăm quan, du lịch theo chương trình của công ty lữ hành, du khách hoàn toàn yên tâm về các vấn đề đi lại, ăn, ở và thăm quan. Khi đi thăm quan du lịch theo chương trình cần lưu ý những điểm sau:

- Trước khi đăng ký, du khách nên lựa chọn công ty du lịch và chương trình du lịch phù hợp với mình về tuyến đường đi, thời gian và giá cả.

- Ngoài chương trình du lịch, du khách nên yêu cầu công ty lữ hành cung cấp thêm thông tin về phương tiện đi lại, nơi ở, mức độ và loại thực đơn trong bữa ăn.

- Các giấy tờ quan trọng như: CMND, hộ chiếu, thẻ tín dụng cần có bản photo, phòng lúc mất sẽ có thông tin để trình báo kịp thời.

Hiện nay du lịch tự do, tự túc đang được những bạn trẻ đam mê khám phá yêu thích. Loại hình du lịch này cũng có thể thích hợp cho những ai thích trải nghiệm cảm giác mới lạ sau khi đã thăm quan 1 lần theo tour du lịch. Tuy nhiên, khi du lịch tự do du khách cần lưu ý những điểm sau:

- Tìm hiểu kỹ những thông tin từ các tập gấp, tờ rơi, cuốn sách hướng dẫn du lịch và nên cầm theo bên mình để tra cứu khi cần thiết.

- Tìm hiểu thông tin về điểm đến Sơn La: thời tiết, văn hóa, địa hình...

- Mang theo bản đồ du lịch Sơn La

- Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân cần thiết (Chứng minh thư, hộ chiếu...)

- Trước khi đi du lịch, du khách cũng có thể tham khảo thông tin du lịch từ các công ty lữ hành, người thân, bạn bè, các trung tâm tư vấn du lịch để có những thông tin cần thiết.

Miền đất Tây Bắc quanh năm lúc nào cũng có cảnh đẹp chiều lòng người, nhưng có những khoảng thời gian đặc biệt hấp dẫn mà bạn không thể bỏ lỡ đó là:

Nếu di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô, bạn có thể lựa chọn hai tuyến đường sau:

- Tháng 9: đây là khoảng thời gian diễn ra hoạt động Tết Độc Lập của dân tộc người Mông nên đi vào khoảng thời gian này sẽ vô cùng thích hợp cho những ai muốn tìm hiểu thêm về nền văn hóa Tây Bắc.

- Tháng 10: mùa dã quỳ nở rực rỡ nhất vào khoảng thời gian này, rực rỡ sắc vàng dọc theo tuyến đường Quốc lộ 6 và các bản làng.

- Tháng 11: đây là thời điểm thích hợp để đi săn ảnh ở Mộc Châu với những bông hoa cải nở trắng rừng.

- Dịp Tết nguyên đán lại là lúc hoa đào, hoa mận nở ngập trời Tây Bắc, sắc hồng, trắng đan xen trên mọi nẻo đường. Ngoài ra, lên Sơn La vào khoảng thời gian mùa đông bạn còn có cơ hội được thử cảm giác tắm suối nước nóng, một nét đặc trưng văn hóa của người Thái.

Như vậy, tùy vào sở thích cũng như mong muốn của bản thân mà bạn hoàn toàn có thể tự chọn cho mình khoảng thời gian phù hợp nhất để thực hiện chuyến đi.

Với khoảng cách tương đối gần, chỉ cách Hà Nội khoảng 320km nên việc di chuyển đến Sơn La khá dễ dàng, thuận tiện và có nhiều phương án cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên phổ biến nhất là xe khách với giá cả phải chăng (dao động trong khoảng 160.000 – 220.000 VND/vé) và đảm bảo được tính an toàn.

Đối với những nhóm đi đông thì có thể thuê xe đi hoặc tự lái xe cá nhân bởi quãng đường cũng không quá xa, đặc biệt là với những nhóm bạn muốn vừa đi vừa trải nghiệm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn di chuyển bằng xe máy thì phải nhớ mang đầy đủ đồ bảo hiểm, đi theo nhóm, chấp hành luật giao thông và đặc biệt là luôn chú ý tốc độ, cẩn thận an toàn.

Trên toàn bộ hầu hết các huyện của tỉnh Sơn La đều có hệ thống lưu trú khách sạn và nhà nghỉ. Tuy nhiên, tại những điểm tập trung thu hút khách du lịch như Mộc Châu, Tà Xùa … lại chủ yếu là những nhà nghỉ bình dân, chỉ phù hợp với đối tượng các bạn trẻ đi phượt, chưa thể đáp ứng được nhu cầu cũng như điều kiện chất lượng để phát triển các tour du lịch hướng tới các đối tượng khác.

Một vài năm gần đây, nhờ nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch mà rất nhiều các hình thức du lịch cộng đồng kết hợp với ăn nghỉ homestay tại nhà dân đã phát triển khá mạnh, hình thức này còn thu hút thêm được nhóm đối tượng là khách du lịch nước ngoài.

Tại thành phố Sơn La, bạn hãy ghé tham quan Bảo tàng tỉnh Sơn La - nằm trong khuôn viên di tích lịch sử Bảo tàng và Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908, Nhà tù Sơn La, Hang Thẩm Tét Toòng, bản Mòng, nhà máy thủy điện Sơn La – cách thành phố 40km, đây được xem là công trình thế kỷ với nhiều kỷ lục.

Đến trung tâm huyện Mộc Châu bạn hãy thăm những địa điểm nổi tiếng ở quanh khu vực trung tâm huyện như: hang Dơi (Động Sơn Mộc Hương), rừng thông Bản Áng, Vườn Hoa lan, dâu tây hay thác Dải Yếm. Ngày hôm sau, bạn hãy đến Thị trấn nông trường Mộc Châu (từ trung tâm huyện quay lại khoảng 5 -7 km), ở đây có công ty chè và công ty sữa Mộc Châu. Bạn có thể ngắm nhìn những đồi chè xanh ngắt, tha hồ chụp ảnh với những cánh đồng cỏ bạt ngàn. Tiếp tục đến với Tân Lập, ở đây có đồi chè hình trái tim, Ngũ Động Bản Ôn hay những cánh đồng cải, dã quỳ, trạng nguyên, hoa đào, hoa mận bạt ngàn.

Đến Sơn La, ngoài thưởng thức những món ngon tại địa phương, bạn có thể mua những sản vật như: thịt trâu gác bếp, mận, đào, các sản phẩm từ sữa bò Mộc Châu như kẹo, sữa tươi (khá ngon và rẻ)… để làm quà cho người thân. Ngoài ra còn có măng đắng nếu các bạn đi vào mùa măng (tháng 8, 9), rau cải mèo (mùa đông), mật ong rừng, phấn hoa, rượu Mộc Châu, chè Mộc Châu…

Thời tiết Mộc Châu rất đặc biệt, một ngày có tới 4 mùa. Vào những ngày tháng 3 đến tháng 8, ngày có thể có nắng, nhưng về chiều và nhất là đêm lại có cái lạnh mùa thu, bạn phải mặc áo ấm khi đi chơi đêm và đắp chăn khi ngủ. Bởi thế, bạn nên mang theo cả quần áo ấm và quần áo mỏng để có thể chủ động trong mọi tình huống.

Bản đồ